Google là công cụ tìm kiếm phổ biến và ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay, là yếu tố quan trọng trong việc triển khai SEO hiệu quả. Để thành công trong lĩnh vực này, việc hiểu sâu về Google và các thông tin liên quan là điều không thể thiếu. Trong số đó, việc nắm bắt các thuật toán SEO của Google sẽ mang lại lợi ích to lớn, giúp các chuyên gia SEO phát triển các trang web một cách hiệu quả và thuận tiện. Hãy cùng Dịch vụ SEO Top 2 khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Google Sandbox
Sandbox được Google phát triển cách đây hơn một thập kỷ, khoảng tháng 5 năm 2004, dùng để hạn chế những website mới thành lập dưới 3 tháng nhưng lại có thứ hạng quá cao. Những website này bị nghi ngờ về tốc độ phát triển do sử dụng các thủ thuật SEO không tốt như spam liên kết, đặt backlink từ trang có nội dung thiếu lành mạnh,…
Để nhận biết website của mình có bị dính thuật toán Google Sandbox hay không bạn có thể tìm kiếm chính tên miền trang web, nếu kết quả trả về không có thì xác thực bạn đã vi phạm quy tắc của Google. Hoặc các từ khóa chính của một page nào đó trong website đột nhiên bị tụt hạng, thậm chí là biến mất trên Google. Nguyên nhân dẫn đến bị trừng phạt có thể là do chủ quan như đăng quá nhiều bài viết trùng lặp, dùng phần mềm tự động lấy và đăng bài của trang khác,… hoặc khách quan vì bị đối thủ chơi xấu đặt nhiều backlink vào các trang đen.
Để phòng tránh bạn nên cập nhật nội dung để tránh bị trùng, không sao chép hoặc dùng phần mềm tự động, đặc biệt là phải xây dựng liên kết lành mạnh, kiểm tra backlink thường xuyên và xử lý ngay khi thấy bất thường. Nếu chẳng may bị phạt thì trong thời gian Google thi hành án (vài tuần hoặc vài tháng tùy mức độ) hãy bình tĩnh tối ưu lại website của mình.
Xét về mặt tích cực thì thuật toán Google Sandbox sẽ giúp bạn loại bỏ được những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, dùng thủ thuật SEO đen để cố leo lên vị trí cao trong danh sách tìm kiếm. Nhưng dù sao thì các SEO-er cũng phải thật chú ý và kiểm tra liên tục để tránh bị dính Sandbox.
Google Panda
Với nhiều người gấu trúc là con vật khá dễ thương, nhưng với dân SEO thì nó được mệnh danh “con quái thú” đầu tiên của Google. Sau khi chính thức ra mắt vào ngày 24/2/2011, thuật toán Google Panda đã khiến nhiều SEO-er phát hoảng khi thấy công sức của mình đổ sông đổ bể chỉ trong… một nốt nhạc, website bị tụt hạng không phanh. Để hoàn thiện thuật toán này Google đã liên tục cập nhật với nhiều phiên bản khác nhau.
Thuật toán Google Panda ra đời để xử phạt các trang có nội dung trùng lặp hoặc không hữu ích đối với người dùng tìm kiếm thông qua từ khóa, các trang web chất lượng thấp, quá sơ sài cũng thuộc đối tượng bị nhắm mục tiêu. Thuật toán này đánh giá dựa trên một số yếu tố như sau:
- Thời gian truy cập nội dung của người dùng
- Tỉ lệ người dùng quay lại website
- Tỉ lệ truy cập website thông qua mạng xã hội
- Độ mới của nội dung
Như vậy, dựa vào đây có thể thấy Google Panda đánh nhiều vào nội dung website, để tránh vi phạm bạn nên tạo ra những nội dung mới, hấp dẫn người đọc và thật sự hữu ích đối với họ. Đây vừa là cách bảo vệ mình cũng vừa có tác dụng lớn trong việc tăng thứ hạng trên Google.
Google Penguin (Thuật toán chim cánh cụt)
Hơn 1 năm sau khi tung ra “con quái thú” đầu tiên – Gấu trúc – thì Google tiếp tục khởi sinh “con quái thú” thứ hai cũng mang vẻ ngoài hiền lành nhưng thực chất lại vô cùng nguy hiểm: Chim cánh cụt. Nếu thuật toán Google Panda tập trung nhiều vào nội dung thì Google Penguin lại đánh nặng vào các liên kết, những website spam liên kết, nhồi nhét hoặc mua bán backlink,… đều bị Penguin trừng phạt nặng.
Cụ thể các lỗi này như sau:
- Quá nhiều backlink tập trung cho một từ khóa
- Quá nhiều anchortext trên một trang
- Quá nhiều backlink đổ về trong thời gian ngắn
- Từ khóa không liên quan đến liên kết neo
- Đặt backlink từ những trang có nội dung xấu (website đã bị Google phạt nặng, nhiễm mã độc,… )
- Đặt backlink ẩn
- Mua bán backlink, đặt backlink từ trang không liên quan
Nhìn vào những lỗi này chắc bạn cũng nhận ra giải pháp tốt nhất để không bị Penguin sờ gáy là xây dựng hệ thống liên kết lành mạnh, đa dạng và phù hợp với từ khóa chính. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra backlink, tránh trường hợp đối thủ cố tình đặt liên kết của bạn vào những trang xấu nhằm gây bất lợi.
Google Zebra (Thuật toán ngựa vằn)
Nối tiếp hai đàn anh của mình, “con quái thú” thứ ba của Google ra đời vào đúng thời điểm mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, khoảng tháng 3 năm 2013. Thuật toán Google Zebra tập trung hướng đến nhũng website spam liên kết trên những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter,…
Các lỗi bị Zebra sờ gáy bao gồm:
Spam liên kết vào phần bình luận hoặc hội nhóm không liên quan
Spam liên kết trên trang cá nhân Google+
Mạo danh tài khoản Google+
Spam 1 liên kết với nhiều tài khoản khác nhau
Spam liên kết trên quá nhiều mạng xã hội
Và hậu quả khi vi phạm dĩ nhiên là thứ hạng website của bạn trên danh sách tìm kiếm sẽ tụt giảm nhanh chóng. Vì vậy bạn phải có giải pháp để phòng tránh và khắc phục hậu quả thật chi tiết. Một số gợi ý bạn có thể làm theo là tạo tài khoản Google+ thật chất lượng, các tài khoản phụ cũng phải linh hoạt để tương tác. Chọn lọc hội nhóm, cộng đồng để tham gia chia sẻ liên kết. Khi chia sẻ cần phải có kế hoạch cụ thể, không spam tràn lan.
Google Hummingbird (Thuật toán chim ruồi)
Chẳng cần đợi đến một năm sau, chỉ mới 6 tháng mà Google đã tiếp tục “thả chuồng” quái thú mới, tuy nhỏ nhưng cực nguy hiểm: Chim ruồi. Vào ngày 26/9/2013 dân tình làm SEO tiếp tục đứng ngồi không yên với thuật toán này khi ông lớn chia sẻ thuật toán Google Hummingbird sẽ ảnh hưởng đến 90% kết quả tìm kiếm. Khác với những “đồng bọn” như Panda, Zebra, thuật toán mới này tập trung chủ yếu vào người dùng hơn là trừng phạt những website vi phạm.
Theo đó, Hummingbird sẽ phân tích ngữ nghĩa của những cụm từ khóa trong ngữ cảnh tìm kiếm để sắp xếp thứ hạng của các câu trả lời cho những câu hỏi từ nội dung mà họ đã lập chỉ mục (index). Như vậy, Chim ruồi chú trọng vào việc nội dung của website có hữu ích với người dùng hay không, có cung cấp đúng câu trả lời cho mỗi truy vấn của họ hay không, tránh trường hợp website spam nhiều, nội dung trùng lặp và không liên quan.
Google Pigeon (Thuật toán chim bồ câu)
Tiếp tục một con chim nữa gia nhập tập đoàn “quái thú” của Google, lần này thuật toán Google Pigeon chính thức ra mắt vào ngày 25/7/2014, đủ thời gian cho các SEO-er kịp “hoàn hồn” sau vụ náo động của thuật toán Hummingbird năm ngoái. Thực tế Google không công bố tên của thuật toán này, Pigeon chỉ là cái tên do cộng đồng SEO-er tự gọi với nhau mà thôi, có lẽ do nó hoạt động dựa trên công nghệ Google PigeonRank để đưa ra kết quả tìm kiếm nhanh và chính xác hơn cho người dùng. Thuật toán Google Pigeon được tạo ra để cải thiện vị trí xếp hạng trên kết quả tìm kiếm địa phương. Như vậy con chim bồ câu này tập trung vào việc cải thiện tìm kiếm website theo vị trí địa lý, giúp sắp xếp dữ liệu chính xác hơn.
Thật ra các Seo-er cũng không cần quá lo lắng về thuật toán Pigeon, vì về cơ bản nó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm website của các bạn, nó chỉ sắp xếp để tối ưu lại những kết quả tìm kiếm theo khu vực (Google Local) mà thôi. Giải thích thêm một chút về công nghệ PigeonRank, đây là công cụ tập hợp nhiều con chim bồ câu lại để thu thập dữ liệu.
Mỗi con chim bồ câu trong hệ thống sẽ phân tích, tính toán những giá trị tương đối của các website để tìm ra sự liên quan giữa chúng, sau đó tập hợp lại thành một danh sách kết quả trang web có nội dung tương đồng nhất rồi trả về truy vấn của người dùng. Như vậy, mỗi lần những con chim bồ câu này đánh dấu các website liên quan thì sẽ tương đương một giá trị PigeonRank ở web đó tăng lên, trang nào có chỉ số PigeonRank cao thì sẽ được xếp trước.
Pirate Update 2
Cách đây khoảng 4 năm Google đưa vào thử nghiệm một thuật toán để tìm ra những website chuyên đi ăn cắp nội dung, copy bài viết của những website khác và tiến hành trừng phạt, gọi là thuật toán Google Pirate Update. Sau đó khoảng 2 năm, tầm trung tuần tháng 10 năm 2014, Google tiến hành cập nhật thuật toán này, cải thiện khả năng phát hiện và xử lý trang web đi ăn cắp. Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ thuật toán này là các trang có nội dung về âm nhạc, video, diễn đàn,… vì rất dễ bị trùng lặp nội dung và thường xuyên xảy ra tình trạng “re-up”.
Nhiều thống kê cho thấy không ít website lớn trên thế giới bị ảnh hưởng, điển hình như torrentz.eu đã sụt giảm tới 50% lưu lượng tìm kiếm. Sự ra đời của thuật toán Google Pirate Update 2 là tin vui đối với những trang web chuyên chia sẻ nội dung độc đáo và chính gốc, họ sẽ không còn lo vấn đề bị ăn cắp bản quyền trắng trợn nữa. Nhưng các website về phim ảnh, âm nhạc hoặc diễn đàn thì lại vướng vào rắc rối không hề nhỏ, buộc phải có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.