Cấu trúc Silo là một chủ đề khá quan trọng trong onpage. Bạn đã từng nghe qua về cấu trúc Silo chưa? và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với SEO. Cùng Dịch vụ SEO top 2 tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
1. Cấu trúc silo là gì?
Các nội dung trên website thường chia thành nhiều thư mục riêng biệt được gọi là cấu trúc Silo. Những thư mục trong cấu trúc được phân chia thứ bậc dựa trên topic và subtopic là những nội dung có liên quan với nhau.
Google sẽ đánh giá cao website nếu một cấu trúc Silo chứa càng nhiều những nội dung liên quan đến các chủ đề. Điều này cho thấy sự nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề và nội dung đa dạng trên website của bạn.
2. Cấu trúc Silo có những loại nào?
Về cơ bản, cấu trúc silo sẽ được phân thành 2 loại, đó là: Silo vật lý và Silo ảo. Cùng STC tìm hiểu chi tiết về 2 loại cấu trúc silo ngay dưới đây.
2.1. Silo vật lý
Silo vật lý là cách thức xây dựng cấu trúc một website bằng cách tạo các thư mục URL, điều này cho phép người dùng tìm hiểu dễ dàng cấu trúc website. Các đường dẫn URL cũng giúp cho người dùng và Google dễ dàng hiểu được nội dung bài viết.
2.2. Silo ảo
Silo ảo là cách thức sử dụng những liên kết nội bộ của trang web để liên kết các nhóm bài viết liên quan, đồng thời cùng với đó sẽ tách rời những bài có nội dung không liên quan. Điều này giúp tăng sức mạnh cho Landing Page chính của từng Silo.
Silo ảo có sức mạnh cực kỳ to lớn, được hình thành bởi những HyperText Link giữa các trang có cùng chủ đề với nhau.
3. Cấu trúc silo ảnh hưởng như thế nào đối với SEO?
Vậy là bạn đã biết được Cấu trúc Silo là gì & Cách phân loại cấu trúc này. Tiếp theo, hãy cùng STC tìm hiểu TOP 4 ảnh hưởng của cấu trúc Silo đối với SEO.
3.1. Công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục
Ví dụ, trang web của bạn là nơi tập hợp các trang và liên kết đến một trang chủ. Khi lập chỉ mục, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu nội dung trên trang web và không cần thiết phải hiểu chủ đề chính và chủ đề phụ của bạn là gì.
Khi bạn tổ chức cấu trúc Silo tốt, tức là bạn đang thể hiện mong muốn các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu về điều bạn muốn nó hiểu và lập chỉ mục một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
3.2. Tăng trải nghiệm của người dùng
Khi nội dung trên website của bạn được sắp xếp một cách rõ ràng, điều này sẽ giúp cho người dùng có cái nhìn trực quan hơn về những chủ đề trên trang. Nếu có thể đọc hiểu nội dung và cách tổ chức trên website của bạn thì người dùng sẽ dành nhiều thời gian ở lại trên trang web của bạn hơn.
3.3. Kết nối ngữ cảnh và độ liên quan của keyword
Nội dung trên trang được sắp xếp dựa vào cấu trúc Silo theo một cách rõ ràng của từng chủ đề và nội dung có liên quan đến nhau sẽ được ưu tiên SEO. Đồng thời, bố cục rõ ràng cũng giúp website của bạn tăng thêm điểm với Google về sự chuyên môn và chất lượng nội dung.
3.4. Xây dựng internal link hiệu quả
Cấu trúc Silo cho phép nhà quản trị liên kết các danh mục lớn với các bài đăng trong danh mục con và sau đó liên kết trở lại với trang chủ. Điều này giúp Google bot dễ dàng thu thập được nội dung trên trang web của bạn.
4. Cách xây dựng cấu trúc Silo cho website
4.1. Xác định chủ đề của Website
Bước đầu tiên để xây dựng dạng cấu trúc Silo cho Website chính là việc xác định chủ đề mà bạn muốn thực hiện trên website. Từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu từ khóa và triển khai nội dung cho các chủ đề.
4.2. Chọn cấu trúc Silo tối ưu nhất
Đây là một bước quan trọng, chọn được một cấu trúc Silo tối ưu và phù hợp nhất với website cũng như chủ đề và nội dung của bạn sẽ mang lại hiệu quả cao.
4.3. Rà soát Link Building
Rà soát lại các liên kết sẽ giúp việc SEO đạt hiệu quả, đảm bảo các link building sẽ điều hướng được người dùng đến những trang web có nội dung phù hợp với mục đích tìm kiếm.
4.4. Triển khai nội dung toàn diện
Sau khi đã thực hiện những công việc cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng cho việc xây dựng cấu trúc Silo, triển khai nội dung một cách toàn diện cho website của bạn và chờ đợi kết quả.
Như vậy Dịch vụ SEO top 2 đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về cấu trúc Silo. Nếu hiểu rõ cấu trúc Silo là gì và những ảnh hưởng của nó đến SEO sẽ giúp website của bạn có bố cục rõ ràng hơn, liên kết giữa chủ đề, nội dung và từ khóa cao hơn giúp nâng cao chất lượng, thứ hạng website và trải nghiệm của người dùng.