Check list E-E-A-T là gì? Tìm hiểu chi tiết về EEAT

E-E-A-T là tiêu chí đánh giá nội dung mới của Google. Viết tắt của Experience – kinh nghiệm, Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền và Trustworthiness – độ tin cậy. Bài viết hôm nay Dich vu seo top 2 sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về check list E-E-A-T.

E-E-A-T là gì?

E-E-A-T là tiêu chí đánh giá nội dung mới của Google. Viết tắt của Experience – kinh nghiệm, Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền và Trustworthiness – độ tin cậy.

E-E-A-T là gì? 
E-E-A-T là gì?

Tiêu chí Experience – “trải nghiệm” chính là tiêu chí mới trong EEAT mà Google đề cập trong bản nâng cấp này. Về cơ bản, đây không phải là ý tưởng mới. Nhưng bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nhờ việc bổ sung yếu tố “trải nghiệm” mà độ khó trong thị trường nội dung trên công cụ tìm kiếm Google đã tăng lên rất nhiều.

EEAT là gì? E-E-A-T là sự kết hợp của Kinh nghiệm, Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy.
Experience – “trải nghiệm” được Google trình bày như sau: Nội dung phải chứng tỏ được rằng nó được tạo ra nhờ một trình độ kinh nghiệm nhất định (chẳng hạn như người viết đã thực sự dùng sản phẩm, hay thực sự ghé thăm một địa điểm hoặc trao đổi với người có kinh nghiệm) hay không? Nhiều khi bạn quan tâm nhiều nhất đến nội dung của người có trải nghiệm trực tiếp về chủ đề đó.

Ví dụ: Bài viết “Cách làm Bảng cân đối Kế toán” nhưng đi kèm video hướng dẫn hoặc đôi dòng về trải nghiệm, kinh nghiệm của tác giả – hiển nhiên sẽ thu hút chúng ta và đáng tin cậy hơn so với các bài chỉ hướng dẫn suông. Vì một người đã từng sử dụng sản phẩm hay đã thực chiến sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn người chưa sử dụng, do đó tạo ra nhiều sự tin tưởng hơn.

 E-E-A-T lấy Trust – Độ tin cậy làm trung tâm

Google tuyên bố rằng “Độ tin cậy – Trust” là trung tâm của E-E-A-T. Tức là dù website có đầy đủ E-E-A-T nhưng không có Trust thì cũng bị Google đánh giá thấp. Để đánh giá Độ tin cậy, người đánh giá nên xem xét:

– Website nói gì về chính nó trên Trang Giới thiệu hoặc các trang hồ sơ khác.

– Người khác nói gì về Website hoặc người sáng tạo nội dung của Website (đánh giá hoặc tham chiếu của bên thứ ba).

– Nội dung hiển thị trên trang – là minh chứng trên trang cho thấy người tạo nội dung có thể được tin cậy

Các thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng – QRG (Quality Rater Guidelines)

Các thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng
Các thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng

Trong phiên bản này có những thay đổi đáng chú ý đối với cấu trúc của tài liệu, với nhiều phần và bảng mới được thêm vào – gói gọn trong 11 trang. Chúng tôi sẽ chỉ tóm tắt ở bên dưới để bạn có góc nhìn tổng quan nhanh chóng nhất:

Tìm hiểu trang web – Phần 2.5: Google đề cập rằng họ sẽ thực hiện 2 bước. Bước 1 – Google sẽ quét để nhận biết xem ai là chủ sở hữu website và ai là người tạo nội dung trên đó. Bước 2 – Google sẽ đi sâu và tìm kiếm các thông tin xoay quanh chủ sở hữu website.

Tìm hiểu Ai chịu trách nhiệm về Trang web và Ai đã tạo Nội dung trên Trang – Phần 2.5.2: Phần này Google đi sâu hơn trong tính “rõ ràng” khi phân tách chủ sở hữu website và người tạo nội dung.

Google có bổ sung một bảng mới để bạn dễ dàng phân biệt được: website được tạo và xây dựng nội dung bởi chủ sở hữu; website được tạo bởi chủ sở hữu – nhưng nội dung được xây dựng bởi người dùng và các tác giả khác; website bao gồm nội dung của các nền tảng xã hội đại diện cho một content creator hoặc một tổ chức; và cuối cùng là website được tạo bởi nhiều người dùng trong các cuộc thảo luận hay bài đăng trên MXH.

Xếp hạng Chất lượng Trang Tổng thể – Phần 3.0: Phần này, QRG được cập nhật và Google cung cấp một bảng gồm 3 bước để đánh giá chất lượng trang: Bước 1 – Đánh giá mục đích thực sự của trang; Bước 2 – Đánh giá khả năng gây hại hoặc không đáng tin cậy hoặc spam của trang; Bước 3 – Nếu trang không gây hại, xếp hạng chất lượng dựa trên mức độ trang đạt được mục đích của nó.

Chất lượng nội dung chính – 3.2: Đề cập cách để đánh giá chất lượng nội dung chính thông qua 4 tiêu chí: Sự nỗ lực, Tính nguyên bản, Chuyên môn, Tính chính xác.

Danh tiếng của Website và Người tạo Nội dung – Phần 3.3: Bằng cách quét trên nhiều website khác nhau Google sẽ tìm hiểu xem Chủ đề chính của Website là gì và đưa ra kết luận về danh tiếng của Website.

Lưu ý: Website nên xây dựng nội dung theo một chủ đề dựa trên mục đích sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó cung cấp (làm dịch vụ SEO thì sản xuất các nội dung xoay quanh SEO), còn các website xây dựng nội dung nhiều chủ đề mà không tập trung vào một mảng chính sẽ bị đánh giá là thiếu độ tin cậy.

Danh tiếng của những người sáng tạo nội dung – 3.3.4: Google trình bày các yếu tố để xác định danh tiếng cho 3 đối tượng: Chuyên gia, Influencer, và các cá nhân không phải là chuyên gia.

Kinh nghiệm, Chuyên môn, Thẩm quyền và Tin cậy (EEAT) – Phần 3.4: Cập nhật về E-Experience và Trust đã được chúng tôi trình bày ở trên.

Các thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng
Các thay đổi quan trọng trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng

Chủ đề YMYL: Kinh nghiệm hay Chuyên môn? – 3.4.1: Google cung cấp bảng ví dụ phân tích liệu kinh nghiệm hay chuyên môn có cần thiết cho các chủ đề: y tế, tiết kiệm, bỏ phiếu…

Có hại cho bản thân hoặc những cá nhân khác – Mục 4.2: Google cung cấp bảng chi tiết hơn về việc liệu nội dung có gây hại cho cá nhân hay những người khác hay không. Cũng như các ví dụ cụ thể về trường hợp thông tin thiếu căn cứ, xuyên tạc, gây hiểu lầm.

Thiếu E-E-A-T – Phần 5.1: Google giúp khái niệm hóa các vai trò riêng biệt mà mỗi chữ cái trong E-E-A-T trong việc đánh giá chất lượng trang.

Cập nhật ngôn ngữ xuyên suốt tài liệu: Google bao quát hóa hơn trong cách sử dụng từ ngữ, như thay đổi “quản trị viên trang web” thành “chủ sở hữu trang web” và xóa một số đại từ giới tính (“anh ấy/cô ấy” trở thành “chính họ”).

Vừa rồi là tất cả các cập nhật về E-E-A-T là gì cũng như Nguyên tắc đánh giá chất lượng QRG. Hi vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về EEAT và các thay đổi trong cách Google hoạt động – để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp, giúp website & nội dung của mình được hiển thị trên công cụ tìm kiếm mà không bị hạn chế hoặc bị phạt của Google.

Hẹn gặp lại mọi người trong bài viết lần sau và đừng quên theo dõi fanpage và chuyên mục Góc kiến thức của SEO TOP 2 để cập nhật các hoạt động và bài viết chất lượng nhanh nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *