Sitemap là gì? Sitemap mang lại lợi ích như thế nào cho website? Công cuộc tối ưu hóa website luôn là điều quan trọng nhất đối với mỗi chiến lược SEO.
Trong đó, việc cài đặt Sitemap luôn là một trong những việc làm cần thiết mà một SEOer thông minh luôn ưu tiên. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của dichvuseotop2.com để biết thêm chi tiết.
Sitemap là gì?
Sitemap là hệ thống sơ đồ website, bao gồm tất cả các URL của một website. Nó cung cấp thông tin dữ liệu có giá trị về mỗi URL chẳng hạn như:
- Thời điểm cập nhật lần cuối,
- Mức độ cập nhật thường xuyên của các trang.
- Làm thế nào để báo các trang quan trọng cho các search engine.
Ngoài ra, sơ đồ này giúp bạn điều hướng website tốt hơn, giúp công cụ tìm kiếm (SERP) tìm kiếm, đưa ra kết quả tối ưu nhất của website và lập chỉ mục (Index) nội dung website của bạn.
Chức năng của Sitemap là gì?
Góp phần định hướng cho các công cụ tìm kiếm có thể truy cập và thu thập thông tin của website một cách dễ dàng, hiệu quả, cũng như cho những đánh giá website chính xác hơn.
Vậy chức năng của Sitemap.xml là gì? Xml Sitemap giúp bổ trợ, giúp đỡ định hướng cho các công cụ, bộ máy tìm kiếm có thể truy cập và thu thập thông tin website một cách hiệu quả, dễ dàng.
Đồng thời, Sitemap website sẽ giữ chức năng theo dõi và sắp xếp những thay đổi trên trang web của bạn, mỗi khi bạn thực hiện một thay đổi bất kỳ nào đó.
Có mấy cấu trúc Sitemap?
Hiện nay, cấu trúc Sitemap được phân chia thành 2 loại là XML Sitemap và HTML Sitemap. Mỗi loại sở hữu những nét đặc trưng, những vai trò khác nhau. Điểm tương đồng duy nhất của hai cấu trúc này là đều cho phép Search Engines của Google dễ dàng thu thập và index dữ liệu của website (còn được gọi là quá trình Crawl).
- XML Sitemap: Dạng Sitemap này được tạo ra với mục đích là dùng cho công cụ tìm kiếm. Nó thực hiện báo cáo cho các công cụ tìm kiếm về thông tin thay đổi, thời điểm thay đổi, tần suất thay đổi… của các siêu dữ liệu (metadata) trong các URL của website.
- HTML Sitemap: Sitemap này được sử dụng cho người dùng website, giúp họ có thể truy cập vào các tài nguyên của website. Từ đó, giúp cải thiện thứ hạng website bởi trải nghiệm người dùng (User Experience) được tối ưu hóa đáng kể.
Tại sao website cần tạo Sitemap cho website?
Như mình đã nói ở trên về định nghĩa Sitemap là gì, Sitemap có chức năng như một sơ đồ trang web. Các công cụ tìm kiếm thường ưu tiên đánh giá cao các website có sơ đồ điều hướng khi truy cập website.
Việc tạo Sitemap (tạo sơ đồ trang web) website là một công việc bắt buộc phải có, bạn sẽ thấy được nhiều lợi ích của Sitemap mang lại trong Seo đấy nhé.
1. Sitemap giúp Google lập chỉ mục website nhanh hơn
Điều này chắc chắn rồi, những website mới luôn gặp khó khăn về việc index do website chưa hề có sự tin tưởng của công cụ tìm kiếm. Sitemap trong lúc này đóng vai trò thay bạn thông báo cho Bot Google lập chỉ mục website.
2. Trải nghiệm người dùng
Sitemap giúp người dùng truy cập có thể hiểu được cấu trúc của website rõ hơn. Hơn nữa, còn giúp người dùng tìm kiếm thông tin mà họ cần nhanh và chính xác. (Sitemap càng phân cấp thì khả năng tăng trải nghiệm người dùng càng cao)
3. Hỗ trợ quá trình SEO
Sitemap còn góp phần thông báo Bot Google vào Crawl website của bạn. Giống như mục 1 nhỏ mình có nói Sitemap giúp lập chỉ mục website nhanh hơn.
Giả dụ: Bạn có một số lượng lớn bài viết chưa được index. Trong trường hợp này, Sitemap sẽ khai báo url website với Google, từ đó Bot Google sẽ vào quét và lập chỉ mục các bài viết.
Cách tạo sitemap cho website đơn giản
Vậy là bạn đã biết sitemap là gì? Có thể nói, việc tạo sitemap là rất quan trọng đối với website và cần được ưu tiên. Cùng SEO Thành Công tìm hiểu một số cách tạo sitemap phổ biến nhất hiện nay dưới đây bạn nhé!
1. Tạo Sitemap bằng Plugin Yoast SEO
- Bước 1: Truy cập vào trang admin của WordPress. Lưu ý: Để đăng nhập vào WordPress bạn gõ tên miền thêm: /wp-admin. Sau đó bạn tiến hành đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu
- Bước 2: Cài đặt và kích hoạt WordPress SEO Yoast Plugin.
- Bước 3: Kích hoạt tính năng Advance. Tính năng Advance sẽ kích hoạt Sitemap XML cho WordPress, sau đó một mục Sitemap XML sẽ hiển thị bên dưới menu SEO.
- Bước 4: Tùy chỉnh các Sitemap WordPress sao cho phù hợp với trang web của bạn.
Trên đây là cách tạo sitemap cho website wordpress. Ngoài ra còn Plugin RankMath cũng hỗ trợ bạn tạo Sitemap cho website. Các bước làm làm tương tự Yoast SEO. Bạn có thể sử dụng RankMath nhé!
2. Tạo Sitemap bằng Google XML Sitemap WordPress Plugin
- Bước 1: Truy cập vào trang admin của WordPress theo hướng dẫn như trên
- Bước 2: Cài đặt, kích hoạt Plugin Google XML Sitemap. Sau khi kích hoạt xong, website của bạn sẽ tự động được khởi tạo XML Sitemap. Bạn có thể kiểm tra bằng cách truy cập vào web của mình với phần đuôi có thêm: sitemap
- Bước 3: Tùy chỉnh cấu hình của Plugin để phù hợp với website của bạn. Như vậy bạn đã hoàn tất việc tạo sitemap wordpress.
3. Cách gửi sơ đồ trang web lên Google Search Console
- Bước 1: Truy cập vào Google Search Console.
- Bước 2: Lựa chọn domain. Làm theo hướng dẫn sau: Chọn Start Now => Add Property => thêm URL của domain. Lưu ý: chọn đúng phiên bản domain để index chính xác.
- Bước 3: Xác minh quyền sở hữu đối với website. Có thể chọn một trong những cách sau: download Google HTML File, dùng Google Analytics, Google Tag Manager Account hoặc cung cấp thông tin liên quan đến domain name provider… Sau khi xác nhận xong quyền sở hữu, bạn sẽ trở về dashboard, trong đó chứa nhiều tùy chọn thông tin của website.
- Bước 4: Vào Menu Panel, tiến hành gửi khai báo url với Google website lên Google Search Console. Copy, paste URL có chưa Sitemap => chọn Submit, sau đó Google sẽ tiến hành crawl trang web mà bạn cung cấp, Index sẽ được thực hiện.
Lời kết
Trên đây là những thông tin đầy đủ về Sitemap mà Dịch vụ Seo Top 2 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp cải thiện được chất lượng website của các bạn nhé!